Người Tù Thế Kỷ


332
Tham khảo
166
Lượt Đọc
19
Tải về
Ủng hộ chúng tôi
https://api.timsach.vn/go/1276442570

Người Tù Thế Kỷ

Nelson Mandela, tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, người đã đoạt giải Nobel hòa bình năm 1993 và được cả thế giới suy tôn như biểu tượng của sự hòa giải lại luôn nhấn mạnh rằng: "Tôi không phải là ông Thánh." Trong Người tù thế kỷ được tiến sĩ Trần Nhu trích dịch từ cuốn hồi kí “A long walk to freedom” (tạm dịch Hành trình dài đến tự do), Mandela cũng viết với tinh thần đó.

Mandela biết rằng tên tuổi của ông đã luôn được bao bọc trong huyền thoại và ông cũng nhận thức rất rõ những hậu quả nào có thể phát sinh với huyền thoại như thế cho dù câu chuyện ấy bao gồm phần lớn sự thật, cũng không thể dự đoán được trước những gì sẽ xảy ra. Ngoài ra, sự huyền thoại hóa cũng có khuynh hướng sẽ làm cho văn bản của ông trở nên tẻ nhạt. Vì vậy, với độc giả nói chung, không chỉ là người dân Nam Phi, điều thú vị nhất khi đọc hồi kí của Mandela là ông đã tập hợp lại những hồi ức của mình với tiêu chí quan tâm đến con người hơn là biểu tượng của một huyền thoại.

Người đọc có thể thấy được ở ông một người thanh niên mạnh mẽ và ngây thơ, một người chồng thiếu trách nhiệm, một người cha đãng trí. Ông cũng từng đưa ra những chỉ thị sai lầm cho đồng đội và lôi kéo những người ủng hộ ông. Hết lần này đến lần khác, ông luôn lựa chọn chiến thuật cụ thể hơn là những nguyên tắc đạo đức.

Qua đó, Mandela đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về cuộc đời đáng ngưỡng mộ của ông rằng ông không phải là một Đấng cứu thế, không phải là một nhà đạo đức, cũng không hẳn là một nhà cách mạng, nhưng ông là một người thực tế biết nắm bắt được cốt lõi của vấn đề, một người khôn ngoan biết cân bằng giữa danh dự và lợi ích. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là sự vững tin kiên định ông dành cho mục tiêu cuối cùng: chấm dứt luật lệ chính phủ thiểu số của người da trắng.

Mandela dành một phần lớn dung lượng quyển sách để viết về những kí ức trong tù của ông. Ông nhớ rõ chi tiết cuộc sống khi bị hành hạ trong kiếp lao dịch khổ sai như thế nào, nỗi cô đơn khủng khiếp và cảm giác bị hạ nhục vì những chuyện tầm thường bắt đầu từ chuyến tàu đến đảo Robben khi những người lính giam tiểu lên tù nhân qua những lỗ thông khí. Những lá thư và các chuyến viếng thăm bị hạn chế tối đa và diễn ra dưới sự giám sát xâm phạm riêng tư một cách thô lỗ.

Gần 21 năm, Mandela không được nắm tay vợ. Nhưng điều đau đớn nhất mà Mandela nhớ lại chính là sự bất lực khi biết được vợ và con ông bị hạ nhục, bị đuổi khỏi nơi làm việc và trường học, bị trục xuất hoặc có khi là cả giam cầm. Tuy nhiên, Mandela lại cho rằng những trải nghiệm có phần ít đau khổ của ông trong nhà tù là do: sự tử tế và thậm chí cả tư tưởng phóng khoáng của một số cai ngục da trắng. Không hẳn là ông thích tất cả họ. Nhưng Mandela có một khả năng đặc biệt trong việc tìm sự đồng cảm với những kẻ thù của ông, những người có lẽ cũng giống như ông, quan tâm đến vấn đề thực tế hơn là lí tưởng hão huyền.
Ngôn ngữ
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giảNhà xuất bản
Mượn Ebook Tốc độ cao - Không quảng cáo
Trang chủ