Kể Chuyện Về Kim Loại Hiếm Và Phân Tán


319
Tham khảo
174
Lượt Đọc
86
Tải về
Ủng hộ chúng tôi
https://api.timsach.vn/go/2482477934

Kể Chuyện Về Kim Loại Hiếm Và Phân Tán

Kể chuyện về kim loại hiếm và phân tán

======

С. И. Венецкий

ОРЕДКИХ И РАССЕЯННЫХ

Рассказы о металлах

Москва “Металлургия”

======

X.I. Venetxki

KỂ CHUYỆN VỀ KIM LOẠI HIẾM. VÀ PHÂN TÁN

Người dịch: Nguyễn Hữu Chân

08 09 SKYRIA UNUNUA

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội

Nhà xuất bản Mir Maxcơva

======

На вьетнамском языке

ISBN 5-03-000749-0

Издательство «Металлургия», 1987

dịch sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Mir, 1989

======​

Lời giới thiệu

Chúng ta đang sống trong một thời đại thật tuyệt diệu: tận mắt chúng ta được chứng kiến con người đã mở những con đường đầu tiên vào vũ trụ, chinh phục được năng lượng hạt nhân nguyên tử, chế tạo ra những máy «biết tư duy”, xâm nhập vào những bí ẩn của tế bào sông.

Những lĩnh vực mới của khoa học và kỹ thuật thật vô cùng hấp dẫn. Nhưng có một lĩnh vực hoạt động của con người, dẫu dù nó già cỗi như bản thân thế giới, song vẫn không kém hấp dẫn chút nào so với môn vũ trụ học hay vật lý hạt nhân, điều khiển học hay vi sinh học. Tôi muốn nói đến ngành luyện kim sản xuất và gia công kim loại, chế tạo các hợp kim đa dạng.

Thuở xưa, vào buổi bình minh của nền văn minh, con người mới chỉ biết đến một vài kim loại. Hàng trăm năm trôi qua, con người đã khám phá ra ngày càng nhiều những nguyên tố mới. Dần dần, phạm vi số kim loại được con người sử dụng ngày một mở rộng. Một số kim loại lập tức được các nhà khoa học và kỹ sư công nhận, còn số khác thì nhiều năm dài không được sờ đền. Sự "ngồi rồi" đó được lý giải bằng những nguyên do rất chính đáng. Thứ nhất, hàm lượng nhiều kim loại trong vỏ trái đất quá ư là nhỏ nên rất khó khai thác chúng, trong số này có loại còn hoàn toàn không có khoáng vật riêng và chi gặp trong thiên nhiên dưới dạng tạp chất kèm theo kim loại khác (những nguyên tố tản mạn khắp mặt đất như thế thuộc nhóm kim loại phân tán). Thứ hai, vào thời gian đó, khoa học nắm được quá ít thông tin về phần lớn các kim loại. Và bởi vì là khách ít khi gặp trong thế giới công nghiệp nên chúng bị gán chặt cái tên gọi là “kim loại hiếm".

Thế kỷ XX được gọi là thế kỷ phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật. Các ngành chế tạo dụng cụ và công nghiệp hóa học, hàng không và chế tạo tên lửa, điện tử và năng lượng học hạt nhân đòi hỏi phải có các vật liệu hoàn toàn mới với những đặc tính vô cùng độc đáo. Và các nhà khoa học đã để ý tới kim loại hiếm. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng những kim loại 'ẩn dật" này đã chỉ ra rằng nhiều trong số đó có vô khối khả năng. Chính từ đây, cuộc tiến công của kim loại hiếm bắt đầu được triển khai trên «toàn mặt trận".

Giờ đây có thể nói không có một lĩnh vực kỹ thuật mới nào lại không sử dụng kim loại hiếm cũng như hợp kim hoặc các hợp chất khác nhau của chúng ở mức độ này hay khác. Tỷ như, từ hợp kim của reni người ta chế ra torxion - loại chỉ kim loại cực mỏng nhưng vô cùng bền ấy rất cần thiết đối với các dụng cụ định hướng siêu chính xác. Gali được sử dụng để chế màn chắn, được gọi là dạng lỏng, trong máy chân không, đế chế nhiệt kế và áp kế cao nhiệt. Đóng vai trò tác động chính trong phần tử quang điện của máy dò khuyết tật v,v... là xezi. Hafini được biết đến như vật liệu chế tạo lõi điều chỉnh của các lò phản ứng hạt nhân; đồng thời việc sử dụng kim loại này trong sản xuất hợp kim chịu nóng dành cho ngành hàng không và kỹ thuật tên lửa là rất có triển vọng. Lớp inđi mỏng phủ lên vùng bị bảo vệ chúng khỏi bị ăn mòn và nhờ thể tăng tuổi thọ lên vài lần. Những thí dụ tương tự có thể dẫn ra rất nhiều.

Cuốn sách này được dành để giới thiệu về một số kim loại hiếm (trong đó có cả số được liệt vào nhóm nguyên tố phân tán). Đây cũng có thể coi là phần tiếp theo cuốn sách của X. I. Venetxki «Kể chuyện về kim loại) (do Nhà xuất bản Mir (Liên Xô) và Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (Việt Nam) hợp tác xuất bản bằng tiếng Việt năm 1989).

Cũng như trong cuốn sách trước, tác giả không có ý định truyền đạt cho người đọc một tý thông tin có hệ thống nào về mỗi nguyên tố hóa học trong số được xét đến. Tiểu sử của các kim loại hiếm có không ít những yếu tố ly kỳ, những mẩu chuyện hấp dẫn và những sự kiện lạ lùng mà thật. Giới thiệu chúng với bạn đọc, kể về những chặng đường gian nan mà các nhà khoa học đã vượt qua để đạt tới những phát minh quan trọng, chỉ ra những con đường mà chưa ai đặt chân tới hiện còn rất nhiều trong thế giới kỳ diệu của kim loại - đó là mục đích của cuốn sách này.

Trong cuốn sách này, ở đâu ta cũng gặp những nhân vật thực và hư cấu cùng với tên tuổi các nhà bác học nổi tiếng nhiều nước khác nhau, trên các trang sách còn nhắc đến cả Napoleon và Agata Krixti, Caren Chapớc và Serlok Honmxơ, ông già Khottabit và Acaki Acakievich. Nhưng tất cả những tình tiết ly kỳ hấp dẫn đó chỉ là nền để tác giả giới thiệu với bạn đọc những thành tựu của ngành luyện kim, vật lý học, hóa học, những thành quả của kỹ thuật và công nghệ sản xuất kim loại, những quá trình, vật liệu và dụng cụ máy móc mới.

Nhiều nhà khoa học hoặc kỹ sư lớn đã thực hiện những bước đi đầu tiên của mình để tiến tới đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật do ấn tượng mạnh của các cuốn sách khoa học phổ biến thực sự hay. Tôi tin chắc rằng cả cuốn “Kể chuyện về kim loại hiếm và phân tán” này cũng sẽ giúp các bạn trẻ tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi có thể nói là quan trọng nhất đối với mình: "Chọn nghề gì?”

A. F. Belôp

Viện sĩ, người được tặng Giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Lênin, Anh hùng lao động XHCN

Ngôn ngữ
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giảNhà xuất bản
Mượn Ebook Tốc độ cao - Không quảng cáo
Trang chủ