Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến


549
Tham khảo
192
Lượt Đọc
45
Tải về
Ủng hộ chúng tôi
https://api.timsach.vn/go/2684386068

Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến

LES MÉDECINS MAUDITS

Các đóa hoa Mỹ Nhân Thao lại nở rộ trong những cánh đồng đã lại xanh cỏ ở Dachau, Buchenwald hoặc ở Auschwitz. Đối với hằng triệu người trẻ tuổi hiện nay – những người sinh sau năm 1935 – thì cuộc phiêu lưu dai dẳng đầy tội ác của bọn Đức quốc xã dường như bị chôn vùi trong quên lãng. Như thế càng tốt, vì cuộc phiêu lưu nầy không liên quan gì đến họ cả. Từ lâu rồi, những kỷ niệm đau buồn của thế hệ cha anh mẹ họ đã được xếp lại dưới chồng hồ sơ của “các câu chuyện tập thể”.
Thời gian bôi xóa quá nhanh một cách nhanh chóng đến nỗi rất nhiều người tự hỏi: những tội ác kinh hồn kia, những tội ác đã được miêu tả tỉ mỉ từ hơn 20 năm qua, không biết đã có xảy ra thật sự không?
Lịch sử thường được trí tưởng tượng tiểu thuyết hóa đi.
Sự phiêu lưu của các “y sĩ đáng bị nguyền rủa” hay “tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến” vẫn còn là một chương ít người biết đến trong quyển lịch sử tội ác của chế độ Đức quốc xã. Một tấm màn trinh trắng luôn luôn che đậy khéo léo những phúc trình của các vụ án. Các nhà văn đã viết về những cuộc thí nghiệm y học trên con người sống tại các trại tập trung hầu hết đều là y sĩ.
Cho đến đầu năm 1967, tôi đã gặp hơn 50 sinh viên của Đại học Y khoa Ba lê, và tôi lấy làm ngạc nhiên khi nhận thấy họ không biết tí gì về những cuộc thí nghiệm ở các trại tập trung, và gần phân nửa số sinh viên ấy đã chấp nhận cách thí nghiệm bằng con người sống, trong một vài điều kiện nào đó. Những người khác thì coi chúng như những “cuộc thí nghiệm cần thiết”, nếu chúng có thể đem lại sự trị lành cho hằng ngàn người khác. Sau cuộc chiến, luận thuyết nầy là một bênh vực hùng hồn độc nhất cho “y sĩ đáng bị nguyền rủa” hay “tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến”. Lý luận nầy trở thành thông dụng trong một vài lãnh vực y học. Một dẫn chứng nổi bật nữa là một bài báo ở Thụy Sĩ có nhan đề: “Y học và Vệ sinh”, đăng trong số báo 639 phát hành tháng 4 năm 1964. Bài báo khẳng định:
- Con vật thí nghiệm lý tưởng là con người. Nếu có thể, mỗi khi thí nghiệm ta nên chọn con người làm con thí nghiệm. Tìm người bệnh chắc hẳn phải nghĩ: muốn biết các bệnh trạng con người, ta phải nghiên cứu chính con người. Những cuộc nghiên cứu thành công nhất, tài tình nhất và hữu ích nhất là những cuộc nghiên cứu được thực hiện trên con người. Vậy, chúng ta phải tiến hành trong việc nghiên cứu con vật phát triển hơn hết của loài vật, đó là con người.
Miễn phê bình.
Năm 1952, trong vụ xử các y sĩ phạm tội ở Struthof, người ta đã xác định rõ ràng giới hạn của các cuộc “thí nghiệm trên sinh vật”. Còn Đức Giáo hoàng thì có thái độ trái ngược lại. Ngài đã lên án gắt gao các cuộc thí nghiệm nầy và cả những người tình nguyện làm chuột bạch để thí nghiệm:
- Trong mọi trường hợp, một người khỏe mạnh không được tự nguyện để cho giải phẫu. Hậu quả của việc giải phẫu chắc chắn sẽ làm tàn phế thân thể con người, hoặc hủy hoại sức khỏe con người một cách trầm trọng và lâu dài. Người bị giải phẫu không thể bỏ mặc cho y sĩ toàn quyền sử dụng thân xác mình, vì chỉ có họ – chủ nhân của thân xác – mới có quyền sử dụng mà thôi.
Viện Hàn lâm Y học luôn luôn buộc tội các hành động thí nghiệm trong các trại tập trung, nên đã công bố các quy luật về những loại thí nghiệm nầy. Viện xác định sự khác biệt giữa các phương pháp thí nghiệm mới áp dụng cho các bệnh nhân và các cuộc thí nghiệm với người khỏe mạnh. Nếu trong trường hợp thứ nhất, các cuộc thí nghiệm coi như cần thiết và còn là bắt buộc nữa, thì trong trường hợp thứ hai:
- Sự thí nghiệm nầy chỉ có thể được áp dụng đối với những người tự nguyện sau khi đã được thông báo rõ ràng và sau đó họ hoàn toàn tự do chấp thuận hay từ chối. Và cuộc thí nghiệm phải do một y sĩ thật tài giỏi thực hiện. Vị nầy phải có khả năng làm giảm thiểu những nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là một vài điều tóm tắt về 10 quy luật của tòa án Nuremberg được công bố sau khi vụ án xử các “vai chính chủ động” của nền y học Đức quốc xã vừa kết thúc.
Các kết luận của Viện Hàn lâm Y khoa và các quy luật của tòa án Nuremberg không làm thỏa mãn toàn thể giới y khoa. Thật vậy, làm sao tưởng tượng được có một người tình nguyện hoàn toàn tự nguyện?
- Người ta biết rằng rất hiếm người được tự do ưng thuận, vì người ta có thể dễ dàng tạo ra một bầu không khí gợi cảm và lôi cuốn để gây ảnh hưởng cho nhân vật. Tất nhiên, thân phận các tù nhân càng dễ bị làm áp lực để biến thành những thí vật.
Còn việc hy sinh tự nguyện được cộng đồng chấp nhận?
- Một tâm trạng như vậy cho chúng ta thấy sẽ đưa đến một sự thoái hóa và sự trở về với tình trạng tế sống con người của bọn đa thần giáo khi xưa. Chỉ khác chăng là việc dâng hiến con người trong trường hợp nầy lại được thực hiện cho một đối tượng mới: đó là y học.
Thương thay, xã hội nào cũng cần đến những người “tử đạo”!
Cũng vào năm 1952 ấy, các y sĩ Do-thái nhóm họp tại Jérusalem. Họ kết luận:
- Không một người nào có quyền hy sinh đồng loại mình vì mục đích phụng sự khoa học.
Nhất là khi các vị y sĩ biết rằng: Không bao giờ họ bị trừng phạt… Hitler và Himmler còn bố trí sẵn một bầu không khí thuận lợi cho những sự việc quá đáng diễn ra. Quyển sách nầy trình bày các cuộc thí nghiệm y khoa mà chính ông nầy đã đòi hỏi hoặc dung túng.
Tôi không phải là y sĩ. Tôi làm việc với tư cách một nhà báo. Tôi đã tìm gặp lại các cựu tù nhân đã bị các y sĩ Đức quốc xã bắt làm thí nghiệm, các y sĩ phạm nhân vừa bị kết tội tử hình vì đã phụ tá hoặc chuyên viên cho các “nhà nghiên cứu” của Đức quốc xã. Tôi đã khảo duyệt hằng ngàn chứng từ, các bản ghi tốc ký của các vụ án quan trọng. Tôi đã dùng bản dịch lời khai ở tòa án Nuremberg của François Bayle là một y sĩ thiếu tướng người Pháp, ông làm giám định y sĩ ở tòa án. Ông là người có quyền gặp các nhà khoa học tội phạm trước khi kêu án họ. Ông đã xuất bản một tác phẩm quan trọng về đề tài nầy, nhan đề là “CROIX GAMMÉE CONTRE CADUCÉE”. Nhưng rất tiếc, tác phẩm nầy ngày nay không còn nữa, ngay trong các thư viện cũng rất khó tìm thấy được.
Tác phẩm kết luận một cách kém lạc quan rằng:
- Khi ở nơi nào đó trên thế giới có một nhà độc tài đúng nghĩa, dù lớn hay nhỏ. Rằng một khi ông ta đã thành công trong việc biến đổi lứa thanh niên thành đám người cuồng tín nhờ một chủ nghĩa đầy “lý tưởng”, dẫu sai lầm và vô nhân, như chủ nghĩa diệt trừ tận gốc những ý niệm tôn giáo và đạo đức, lúc bấy giờ sự tồi tệ sẽ bừng sống dậy. Các y sĩ sẽ còn vi phạm vào lương tâm con người, lấy cớ là để phụng sự khoa học và công ích nhân loại. Các cuộc nghiên cứu quái đản sẽ tự tung tổ chức, không phải chỉ thực hiện ở nước Đức, mà còn ở nơi khác nữa. Quốc gia mạnh nhất sẽ nhận lãnh trách nhiệm về việc đó và tất cả sẽ được khởi sự lại.
Tôi đã cố ý bàn về “đạo đức thực nghiệm” trong lời tựa nầy cốt giữ cho tác phẩm các sự kiện đơn thuần, duy nhất và nguyên vẹn. Tôi không “tô điểm cho văn hoa”, cũng không “kêu gào phẫn nộ”. Tôi không cố ý đặt nặng sự khủng khiếp ở đây.
Ngôn ngữ
Tất cả sách điện tử, ebook trên website TimSach.VN đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy để ủng hộ Tác giảNhà xuất bản
Mượn Ebook Tốc độ cao - Không quảng cáo
Trang chủ